Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Huyện Thanh Hà

23/4/2023  |  English  |  中文

Khắc phục, phát triển sản xuất chăn nuôi, thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật sau bão số 3, mưa, lũ trên địa bàn huyện

...

Thực hiện Công văn số 2293/SNN-CNTY-TS ngày 13/9/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương về việc khắc phục, phát triển sản xuất chăn nuôi, thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật sau bão số 3, mưa, lũ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật trên cạn, động vật thủy sản; xử lý môi trường sau bão, mưa, lũ; khôi phục, phát triển sản xuất chăn nuôi và thủy sản; giảm thiểu thiệt hại kinh tế; đảm bảo nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

1. Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường khu vực chăn nuôi, ao, hồ và lồng bè nuôi thủy sản ngay sau khi bão số 3, lũ, lụt kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thu gom xử lý xác động vật chết, xác thuỷ sản chết, rác thải, chất thải trong chăn nuôi, nuôi thủy sản theo quy định đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản.

2. UBND xã, thị trấn chỉ đạo các bộ chuyên môn phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, nuôi thủy sản khắc phục sửa chữa chuồng trại chăn nuôi, tu sửa hệ thống lồng bè, gia cố lại bờ ao, hồ, công trình phụ trợ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, thủy sản nuôi; cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi; đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết; hướng dẫn người nuôi biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi và thủy sản nuôi (theo Phụ lục hướng dẫn của Sở Nông nghiệp &PTNT Hải Dương đính kèm).

3. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và người nuôi thủy sản biết, không chủ quan, bị động trong việc khắc phục, khôi phục, phát triển sản xuất chăn nuôi, thủy sản và công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão, mưa, lũ.

4. Trung tâm dịch vụ NN, Phòng Nông nghiệp vàPTNT huyện phân công cán bộ chuyên môn tăng cường bám sát cơ sở để hướng dẫn địa phương, người chăn nuôi, người nuôi thủy sản tái sản xuất; nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh; công tác vệ sinh phòng dịch; tổ chức lấy mẫu giám sát, lấy mẫu xét nghiệm đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm động vật trên cạn, động vật thủy sản để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh.

5. Thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình ảnh hưởng, thiệt hại của bão, mưa, lũ đối với đàn vật nuôi và thủy sản nuôi; công tác khắc phục hậu quả, phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản. Thống kê chính xác số lượng, mức độ thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, huyện.

6. Đài phát thanh huyện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi, thủy sản nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

UBND huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn, cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nội dung trên.

Nội dung chi tiết xem file đính kèm:  CV khac phuc bao-chan nuoi.pdf