Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Huyện Thanh Hà

23/4/2023  |  English  |  中文

Tập trung cắt cành tạo tán cho cây vải

Hiện nay diện tích vải sớm, vải nhỡ tại các xã khu Hà Đông đã thu hoạch xong. Nông dân đang tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán cho những diện tích đã thu hoạch.

Cham soc vai sau thu hoach 2024.jpg 

Vải sau khi cắt tỉa cần được dọn sạch cành khô để hạn chế mầm bệnh tồn lưu

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện khuyến cáo sau khi thu hoạch xong từ 10 – 15 ngày các hộ nên thực hiện cắt tỉa cành cho vải. Những diện tích vải không cho quả trong vụ này, các hộ đã chủ động cắt tỉa ngay từ sớm, tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh cho cây. Những cây vải già cỗi cần tiến hành trẻ hóa cây bằng cách hạ độ cao cành ngọn, chỉ giữ lại cành vai, để cây phát triển các chồi cành mới. Đặc biệt sau khi đốn tỉa cần tiến hành bón thúc và bổ sung độ ẩm ngay cho cây. Nếu trời không mưa nông dân phải tưới nước giúp cho cây nhanh phục hồi lại và phát lộc hè được thuận lợi. Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem tiêu hủy để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ vải năm sau, đồng thời hạn chế tình trạng cháy vườn vào thời điểm nắng nóng hoặc khi thời tiết khô hanh.

Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật đốn tỉa, tạo tán rất quan trọng trong thâm canh cây vải, giúp cây vải có độ cao phù hợp, dễ chăm sóc và thu hái.  Cắt tỉa cành sau thu hoạch kết hợp với sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật khác sẽ tăng hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, hạn chế sâu bệnh đặc biệt là bệnh thán thư gây thối quả. Ngoài ra áp dụng biện pháp đốn tỉa giúp cho vải có thể ra quả từ gốc đến ngọn, cả trong và ngoài tán, góp phần tăng năng suất chất lượng và mẫu mã cho quả vải khi thu hoạch.